Cùng là tham dự đám cưới nhưng có thể bạn đã gặp rất nhiều tên gọi khác nhau: lễ thành hôn, lễ vu quy, lễ kết hôn,…. Vậy đâu mới là tên đúng, đám cưới nhà trai gọi là gì, hãy cùng tìm hiểu về các tên gọi này qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về các tên gọi lễ thành hôn – lễ vu quy – lễ tân hôn
Trong văn hóa cưới hỏi Việt Nam, có một số thuật ngữ liên quan đến lễ cưới như lễ thành hôn, lễ vu quy, và lễ tân hôn. Vậy cụ thể đám cưới nhà trai gọi là gì, có phải một trong số những tên trên đây không.
Các buổi lễ có tên gọi khác nhau, mục đích và ý nghĩa cũng có sự khác biệt nhất định. Tùy vào phong tục từng vùng miền và mong muốn tổ chức thì lễ cưới sẽ được đặt khác nhau.
Lễ thành hôn
Lễ thành hôn là tên gọi phổ biến nhất cho lễ cưới chính thức, thể hiện ý nghĩa thành đôi, từ nay cặp đôi sẽ nên duyên vợ chồng. Thường lễ thành hôn là tên gọi cho cả tiệc ở nhà trai, hoặc tiệc hai nhà cùng tổ chức, có sự tham gia của người thân bạn bè cả hai đàng trai gái.
Về thời gian tổ chức, đây là ngày cưới chính thức, được in trên thiệp mời đến tay khách mời, là ngày tất cả mọi người cùng đến chung vui và chứng kiến sự hạnh phúc của đôi vợ chồng mới. Buổi lễ được tổ chức tại nhà hàng hay địa điểm cụ thể được chọn và được trang trí chi tiết “lễ thành hôn” để mọi người có thể hiểu rõ hơn.

Lễ vu quy
Nếu đã biết đám cưới nhà trai gọi là gì, vậy tại nhà gái có tên gọi giống vậy không?
Nghi thức cưới chính thức được tổ chức tại nhà gái thường có tên là “lễ vu quy”, nhà gái tổ chức tiệc mừng để đưa cô dâu về nhà chồng. Cụm từ “lễ vu quy” sẽ được sử dụng trong tất cả thông tin buổi lễ như cổng mừng, dán tường, background,….
Cặp đôi sẽ thực hiện các nghi thức đón dâu, thắp hương gia tiên, xin phép gia đình để được đưa – đón cô dâu sang nhà chồng, từ nay chính thức có gia đình mới.

Lễ tân hôn
“Tân” có nghĩa là mới, lễ tân hôn cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ thảnh hôn, là đám cưới được tổ chức chính tại nhà trai hoặc cả hai nhà, thông báo về cặp vợ chồng “mới”, một gia đình mới. Tên gọi này thường dùng ở khu vực miền Nam nhiều hơn, nhà trai sẽ cần chuẩn bị nhiều về phần nghi lễ và tiệc chính. Đây là sự kiện rất trọng đại, là dịp mà mọi người cùng tụ họp tại không gian ấm cúng, gặp gỡ và tìm hiểu nhau sâu sắc hơn, tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc của cặp vợ chồng son.
Hoặc hiểu theo cách khác, ễ tân hôn có thể được tổ chức ngay sau lễ cưới và thường gắn liền với các phong tục truyền thống như thắp hương cầu may mắn, cùng nhau ăn cơm và thực hiện các nghi thức gia đình.

Đám cưới nhà trai gọi là gì chuẩn nhất?
Với nhiều tên gọi khác nhau đã liệt kê trên, đám cưới tại nhà trai gọi là gì đúng nhất?
Trong văn hóa cưới hỏi của người Việt, đám cưới nhà trai gọi là “lễ thành hôn” phổ biến nhất, tại một số khu vực có thể là “lễ tân hôn”. Tuy nhiên tên gọi này không mang tính bắt buộc, đám cưới ngày nay có thể sử dụng nhiều tên khác nhau đặc biệt hơn như “ngày chung đôi”,… Dù là tên nào thì vẫn mang ý nghĩa thông báo cho toàn thể mọi người về sự gặp gỡ của hai gia đình, từ nay cặp đôi cùng xây dựng gia đình mới, luôn yêu thương và hạnh phúc bên nhau.

Những điều cần chuẩn bị cho đám cưới nhà trai
Bên cạnh tìm hiểu đám cưới nhà trai gọi là gì, cặp đôi cũng cần tìm hiểu về tất cả quy trình để chuẩn bị đầy đủ, chi tiết, giúp đám cưới diễn ra suôn sẻ, chu toàn:
1 – Dự trù kinh phí lễ cưới
Trước khi tổ chức đám cưới, gia đình nhà trai cần phải dự trù kinh phí cho các nghi thức, tiệc cưới và các khoản chi phí khác như sính lễ, trang trí, địa điểm cưới. Việc này giúp gia đình nhà trai chuẩn bị tốt nhất cho lễ cưới mà không gặp phải sự thiếu sót về tài chính.
2 – Chọn ngày cưới và địa điểm cưới
Chọn ngày cưới là một trong những công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị lễ cưới. Ngày cưới không chỉ phải hợp tuổi giữa cô dâu và chú rể mà còn phải thuận lợi cho cả gia đình hai bên. Ngoài ra, việc chọn địa điểm cưới phù hợp cũng giúp tạo không gian trang trọng cho lễ cưới.

3 – Chụp ảnh cưới và chọn trang phục
Chụp ảnh cưới và chọn trang phục cưới cho cô dâu và chú rể là bước quan trọng giúp lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày cưới. Cô dâu thường mặc áo dài truyền thống hoặc váy cưới, trong khi chú rể chọn lễ phục lịch lãm.
4 – Đặt thiệp cưới
Sau khi mọi công tác chuẩn bị xong, gia đình nhà trai sẽ đặt thiệp cưới để gửi mời bạn bè, người thân. Thiệp cưới thường mang những lời chúc phúc và lời mời trang trọng đến những người thân yêu tham gia ngày vui của đôi bạn trẻ.
Để đám cưới nhà trai diễn ra trọn vẹn, hãy chuẩn bị mọi thứ một cách kỹ lưỡng để thể hiện sự trân trọng và thành ý trong sự kiện quan trọng này. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Bemiie, cặp đôi đã hiểu hơn “đám cưới nhà trai gọi là gì” để chuẩn bị tốt nhất từ tên gọi đến các phần lễ vật,.. mọi thứ cần thiết để cùng tạo nên kỷ niệm quý giá nhất