Dạm ngõ là một trong những nghi thức quan trọng trong hành trình nên duyên vợ chồng của cặp đôi và thường diễn ra trước lễ cưới chính. Có rất nhiều lễ nghi cần thực hiện trong khoảng thời gian này, vậy tổ chức dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là phù hợp, cần lưu ý điều gì để tránh sai sót? Hãy cùng Bemiie tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về ý nghĩa của phong tục dạm ngõ trong tổ chức cưới hỏi
Dạm ngõ là nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi. Tùy theo phong tục vùng miền, địa phương, lễ dạm ngõ có thể tổ chức hoặc không, thương là quy mô nhỏ, không cầu kỳ về quy tắc hay lễ nghi.
Đây là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình (nhà trai và nhà gái), xin phép để tiến hành các nghi thức cưới xin tiếp theo. Do vậy có thể hiểu đây là buổi xem mắt chính thức được tổ chức ấm cúng giữa 2 bên nhưng chưa thông báo chính thức cho hàng xóm láng giềng và chưa bị ràng buộc như lễ ăn hỏi.
Ý nghĩa của phong tục dạm ngõ trong văn hóa người Việt khá đặc biệt:
- Lễ dạm ngõ là buổi lễ thể hiện sự tôn trọng của nhà trai với gia đình nhà gái. Bên đàng trai sẽ mang các lễ sang để thể hiện sự trân thành muốn xin kết thông gia.
- Buổi lễ dạm ngõ gặp mặt là thời điểm để 2 bên gia đình tìm hiểu về nhau, tạo dựng mối quan hệ thân thiết, gắn kết cũng như bàn bạc cho các nghi thức tiếp theo.
- Lễ dạm ngõ sẽ có nghi thức thông báo với tổ tiên về hôn nhân của con cháu. Một nét văn hóa uống nước nhớ nguồn của người Việt trong cưới xin.
- Dạm ngõ cũng là thời điểm để 2 bên gia đình nói chuyện, trao đổi, để bố mẹ 2 bên làm quen dần với cương vị mới.
Lễ chạm ngõ ấm cúng sẽ có mặt của người thân ruột thịt trong gia đình: bố mẹ, anh chị em, cô dì chú bác. Số lượng người đi buổi dạm ngõ thường thường từ 10-15 người, là những người đặc biệt quan trọng với cô dâu, chú rể.
Tổ chức dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là phù hợp?
Tổ chức dạm ngõ quá gần ngày cưới có thể gấp gáp nhưng nếu cách quá xa sẽ gây bất tiện về thời gian khó tối ưu khâu chuẩn bị cho hai gia đình, nhất là với các cặp đôi ở xa. Vậy tổ chức dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là lý tưởng nhất?
Trình tự các nghi thức trong văn hóa cưới xin truyền thống của người Việt: Lễ dạm ngõ – Lễ ăn hỏi – Lễ rước dâu – Lễ cưới. Thông thường, dạm ngõ tổ chức trước lễ cưới khoảng 3-6 tháng là phù hợp, có thể tùy chỉnh theo điều kiện gia đình. Ngày này không quá bắt buộc về thời gian nên sẽ ưu tiên chọn thời điểm đẹp, thuận lợi và thống nhất giữa cả hai bên.
Nếu hai bên gia đình cũng như cặp đôi khó sắp xếp công việc và thời gian thì có thể dạm ngõ gần với ngày cưới. Hoặc một số nơi, khoảng cách hai gia đình quá xa, khó khăn về thời gian và phương tiện gặp mặt giữa hai bên, buổi dạm ngõ sẽ gộp chung với ăn hỏi để tiết kiệm thời gian và công sức.
Những lưu ý chuẩn bị giúp lễ dạm ngõ thuận lợi
Lễ dạm ngõ được tổ chức tại tư gia nhà gái, nhà trai mang theo lễ sang để ngỏ ý gặp mặt, xin phép gia đình tổ tiên để hai bên được kết thông gia, đôi trẻ nên duyên vợ chồng.
Ngoài việc lưu ý dạm ngõ trước khi cưới bao lâu thì phù hợp, cặp đôi cũng cần lưu ý chuẩn bị lễ dạm ngõ chỉn chu để thể hiện sự thành tâm, tôn trọng giữa hai gia đình.
Buổi lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức tại tư gia nhà gái, vừa là buổi trò chuyện vừa là buổi để đàng tra biết đến và tìm hiểu về gia đình. Vì thế cần chuẩn bị:
- Dọn dẹp lại nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và trang trí đơn giản ấm cúng với hoa làm không khí tươi mới ấm cúng.
- Chuẩn bị thêm bàn ghế, trà nước, bánh kẹo, trầu, rượu để đón tiếp nhà trai.
- Chuẩn bị cho bàn thờ gia tiên để thắp hương thông báo với ông bà về ngày trọng đại.
- Chuẩn bị cỗ đón tiếp nhà trai tùy theo số lượng người. Mâm cơm ấm cúng không cần quá sang trọng, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình.
Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ?
Về phần nhà trai, các lễ vật trong nghi thức dạm ngõ cũng khá đơn giản, thường gồm bánh kẹo, trái cây, trầu, rượu… Các lễ vật cho lễ dạm ngõ sẽ có sự thay đổi tùy theo tục lệ của từng địa phương nhưng nhìn chung không quá cầu kỳ.
Các thành viên tham gia nên sử dụng trang phục lịch sự, chỉn chu và thoải mái, phụ nữ có thể mặc áo dài, váy dài, đàn ông có thể mặc vest, áo dài sao cho thuận lợi trong quá trình di chuyển và bàn bạc tại nhà gái.
Nghi thức dạm ngõ đơn giản và linh hoạt như một buổi trò chuyện ngắn nên không cần quá lo lắng.
- Gia đình nhà trai đến nhà gái theo thời gian đã định giữa hai bên, đem theo phần lễ đã chuẩn bị
- Hai gia đình gặp mặt, trò chuyện và giới thiệu
- Hai gia đình bàn về nghi thức cưới hỏi, định sẵn về thời gian dạm ngõ trước khi cưới bao lâu, định ngày ăn hỏi, ngày cưới, các phần cần chuẩn bị giữa hai bên sao cho phù hợp
- Cuối buổi lễ, nhà gái có thể chuẩn bị một buổi tiệc nhỏ thiết đãi nhà trai
Hy vọng với những thông tin trên, Bemiie có thể giúp các cặp đôi xác định thời gian dạm ngõ trước khi cưới bao lâu phù hợp, chuẩn bị chu đáo và cẩn thận cho ngày trọng đại của hai bên gia đình. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc.