Chi phí cho một đám cưới ở quê tối ưu và tiết kiệm nhất

Khác với đám cưới thành phố, đám cưới ở quê vẫn giữ nét truyền thống tổ chức tại tư gia hai nhà, có sự góp công góp sức của họ hàng, láng giềng đôi bên. Nhiều người lựa chọn vì chi phí cho một đám cưới ở quê có phần “dễ thở hơn”, đông vui người thân hơn. Vậy chi phí tổ chức đám cưới ở quê gồm những phần nào, có cách nào để thực hiện tối ưu không, hãy cùng Bemiie tìm hiểu dưới đây.

Lập kế hoạch để kiểm soát chi phí cho một đám cưới ở quê

Trước khi đi vào từng hạng mục cụ thể, chúng ta cùng tìm hiểu những nghi thức chính cần có để dễ tổng hợp chi phí cho một đám cưới ở quê, gồm có 3 – 4 nghi thức chính là: dạm ngõ, ăn hỏi, đám cưới (lễ thành hôn và tiệc cưới) và lễ lại nhà (tùy từng vùng miền). Đầu tiên cần xác định rõ những mục tiêu sau:

Thứ nhất, liệt kê đầy đủ nhu cầu chi tiêu của hai bên gia đình. Chẳng hạn, tổ chức dạm ngõ có cần ăn uống hay không? Mời khách nội ngoại gần xa hay chỉ những người thân của hai bên gia đình. Ăn hỏi hai bên muốn làm đơn giản hay cầu kỳ? Tiệc cưới dự kiến mời bao nhiêu mâm cỗ? Những điều này giúp bố mẹ cô dâu chú rể ước lượng được chính xác.

Thứ hai, xác định rõ số lượng khách mời. Số lượng khách mời tham dự càng chính xác thì việc tính cỗ và tính toán diện tích rạp cưới sẽ dễ dàng hơn. Ở quê, thường tiệc cưới sẽ diễn ra vào cuối tuần nên khá đông, không chỉ họ hàng mà còn bà con hàng xóm, bạn bè.

Thứ ba, bạn cần thống nhất ưu tiên ngân sách cho từng phần. Nếu muốn đầu tư nhiều cho cỗ bàn, bạn có thể giảm bớt chi phí cho một đám cưới ở quê bằng cách cắt giảm phần trang trí, quay phim ảnh. Còn nếu muốn chụp ảnh đẹp để lưu giữ kỉ niệm, hãy tính toán lại các khoản khác. Ngay từ đầu, hai nhà nên họp bàn và thống nhất rõ ràng để tránh phát sinh ngoài ý muốn.

https://bemiie.com/
Lập kế hoạch giúp xác định chi phí cho một đám cưới ở quê

Chi phí cụ thể từng nghi thức đám cưới ở quê

Cụ thể để tính chi phí cho một đám cưới ở quê, chúng ta sẽ tính thông qua việc chuẩn bị cho từng nghi thức, với đám truyền thống ở quê Việt Nam thường có ba nghi thức chính và chi phí cụ thể như sau:

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ ở các vùng miền thường diễn ra khá đơn giản. Chi phí chủ yếu cho tráp lễ thăm nhà như trầu cau, trà, rượu, bánh kẹo và phong bì thắp hương tổ tiên nhà gái. Trung bình một lễ dạm ngõ dao động từ 1 đến 5 triệu đồng tùy mức độ chuẩn bị. Nếu gia đình mời nhà trai ở lại dùng bữa nhẹ sau dạm ngõ, bạn nên chuẩn bị thêm 3 đến 7 triệu đồng để làm vài mâm cỗ đơn giản.

Lễ ăn hỏi

Lễ vật ăn hỏi thường gồm 5 đến 7 tráp cơ bản, có những nơi 9 đến 12 tráp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Tráp lễ thường có trầu cau, trà, rượu, bánh cốm, bánh phu thê, hoa quả, lợn quay,… Chi phí thuê làm tráp dao động từ 7 đến 15 triệu đồng tùy số lượng tráp và hình thức trang trí. Ngoài ra, cỗ bàn mời họ hàng trong ngày ăn hỏi cũng tốn khoảng 10 đến 50 triệu đồng tùy số lượng khách mời.

https://bemiie.com/
Xác định chi phí cho từng nghi thức cưới hỏi

Lễ thành hôn và lễ vu quy

Khoản tốn nhất khi tính chi phí cho một đám cưới ở quê là lễ cưới chính. Chủ yếu giai đoạn này tốn chi phí cho cỗ bàn đãi khách. Ở quê hiện nay giá một mâm cỗ cưới dao động từ 1 đến 2 triệu đồng. Với quy mô 50 đến 100 mâm (trung bình ở nhiều làng quê), tổng chi phí cỗ bàn 50 đến 200 triệu đồng. Chi phí dựng rạp, trang trí sân khấu, bàn ghế dao động từ 10 đến 25 triệu đồng, tùy diện tích, kiểu dáng và gói dịch vụ bạn chọn.

Tổng thể, một đám cưới quy mô trung bình ở quê sẽ tiêu tốn khoảng 150 đến 300 triệu đồng. Nếu bạn làm gọn nhẹ hoặc tận dụng được sự giúp đỡ, tổng chi phí có thể thấp hơn khá nhiều.

Các chi phí cần thiết khác của cô dâu và chú rể

Ngoài những chi phí chính trong các nghi thức tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể cũng cần chuẩn bị thêm một số khoản cần thiết khác như trang phục cưới, quay phim, chụp ảnh, nhẫn cưới,…Tất nhiên, mức giá có thể linh hoạt cao – thấp tùy vào địa phương và nhu cầu gia đình.

Trang phục cưới: Váy, áo dài và vest

Trang phục cưới là phần không thể thiếu trong ngày trọng đại. Ở quê, các cặp đôi thường chọn thuê trang phục thay vì bỏ một số tiền lớn ra để mua mới, đây là cách để cô dâu chú rể tiết kiệm một phần chi phí trong tiệc cưới của mình. Dịch vụ thuê váy cưới, áo dài cho cô dâu và vest của chú rể dao động từ 5-10 triệu đồng, tùy vào mẫu mã. Hầu hết cô dâu chú rể sẽ thuê tại tiệm chụp ảnh cưới nên giá cả cũng sẽ phải chăng hơn. Ngoài ra, cô dâu chú rể cần thuê thêm trang phục cho đội bê tráp, tiếp khách nên sẽ thêm khoảng 2-3 triệu đồng.

https://bemiie.com/
Các khoản chi phí khác khi tổ chức đám cưới ở quê

Chi phí chụp ảnh cưới, quay phim lưu giữ kỷ niệm

Chi phí chụp ảnh cưới cũng là một khoản tiền lớn cần được tính đến trong chi phí cho một đám cưới ở quê. Tùy theo dịch vụ chụp tại Studio hay chụp ngoại cảnh mà cô dâu chú rể lựa chọn, một gói chụp trung bình sẽ dao động khoảng 5 đến 10 triệu đồng bao gồm cả váy cưới, vest và trang điểm cho cô dâu chú rể.

Để lưu giữ khoảnh khắc đẹp trong ngày cưới, dịch vụ chụp ảnh và quay phim là không thể thiếu. Ở quê, gói dịch vụ cơ bản thường có giá từ 3 đến 5 triệu đồng, bao gồm chụp trong lễ ăn hỏi, lễ cưới và tiệc đãi khách. 

Chi phí mua nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn

Dù là chi phí cho một đám cưới ở quê hay ở thành phố đều cần tính khoản nhẫn cầu hôn – nhẫn cưới. Đây là khoản cần thiết và rất quan trọng, chiếc nhẫn mang ý nghĩa cam kết và lời hứa gắn bó dài lâu. Khác với nhẫn cưới đeo đôi, nhẫn cầu hôn thường chỉ có một chiếc dành cho cô dâu. Giá nhẫn cầu hôn hiện nay khá đa dạng, bạn có thể lựa chọn nhẫn vàng 14K hoặc vàng trắng 10K đính đá, chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 2 đến 10 triệu đồng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi người.

Nhẫn cưới rất là quan trọng và cũng là vật đính ước không thể thiếu trong một đám cưới viên mãn. Chi phí đám cưới ở quê cũng bao gồm khoản này, nhẫn cưới là biểu tượng gắn bó trọn đời, luôn được trao trong buổi lễ thành hôn trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và bạn bè. Về chi phí mua nhẫn cưới cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người, thường ở quê phổ biến những mẫu mã sau:

  • Nhẫn vàng trơn (vàng 18k): Giá dao động từ 6–12 triệu đồng/cặp, tùy trọng lượng vàng (thường từ 0,5–1 chỉ mỗi nhẫn).
  • Nhẫn cưới gắn đá hoặc thiết kế cầu kỳ: Khoảng 12–25 triệu đồng/cặp. Các mẫu này thường đính thêm kim cương tấm hoặc trang trí hoa văn đẹp mắt.
  • Nhẫn cưới bạch kim (platinum): Giá cao hơn, thường từ 25 triệu đồng trở lên/cặp, do chất liệu quý hiếm và khó gia công hơn vàng.
chi phí cho một đám cưới ở quê
Ngân sách cho nhẫn trong đám cưới

Nếu chọn mức chi phí trung bình so với điều kiện ở quê thì bạn cần chuẩn bị khoảng 10 – 20 triệu đồng cho cả nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới. Nếu muốn đầu tư cao cấp hơn (kim cương thiên nhiên lớn, nhẫn bạch kim), ngân sách có thể từ 20 triệu trở lên.

Chi phí cho nhà trai – nhà gái: Ai lo phần nào?

Về trách nhiệm chi phí cho một đám cưới ở quê, theo phong tục phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, nhà gái thường lo phần lớn lễ vật trong dạm ngõ, ăn hỏi và chi phí tổ chức đám cưới (bao gồm lễ vật, rước dâu, cỗ bàn nhà trai, nhẫn cưới). Nhà gái thường chuẩn bị cỗ bàn tại nhà gái vào ngày cưới, chi phí trang trí tại gia và trang trí lễ gia tiên lễ hỏi.

Nhà trai lo chi phí lễ vật trầu cau (dạm ngõ), lễ vật ăn hỏi, xe đón dâu, nhẫn cưới và cỗ bàn đãi khách tại nhà trai. Nhà gái lo cỗ bàn nhà mình vào ngày cưới và trang trí lễ gia tiên, chụp ảnh tại nhà gái. Tuy nhiên, tùy phong tục từng vùng và sự thỏa thuận, chi phí này có thể linh hoạt hơn.

Mẹo tối ưu chi phí đám cưới ở quê hữu ích nhất

Tổ chức ở quê đầy đủ nghi thức nhưng có thể tận dụng rất nhiều nguồn lực, Bemiie gợi ý bạn một số mẹo giúp tiết kiệm và giảm chi phí cho một đám cưới ở quê, thực tế rất nhiều người đã áp dụng thành công:

Tận dụng người thân giúp nấu cỗ

Ở quê, truyền thống họ hàng làng xóm giúp nhau nấu cỗ vẫn còn rất phổ biến. Nếu bạn nhờ được người thân, bạn bè phụ giúp nấu cỗ, chi phí một mâm cỗ sẽ giảm khoảng 30 – 40% so với thuê dịch vụ trọn gói. Ví dụ, nếu thuê nấu trọn gói mất khoảng 1,3 triệu đồng/mâm thì tự nấu có thể chỉ tốn 800.000 – 1 triệu đồng/mâm. Bạn chỉ cần thuê thêm đầu bếp chính (khoảng 1 triệu đồng/ngày) và chuẩn bị nguyên liệu sớm. Đây là cách giúp tiết kiệm rất nhiều cho khoản cỗ bàn – phần tốn kém nhất của đám cưới.

chi phí cho một đám cưới ở quê
Mẹo tối ưu chi phí cho một đám cưới ở quê

Cắt giảm các khoản không cần thiết

Để tối ưu chi phí cho một đám cưới ở quê, bạn có thể cắt giảm ngân sách và chỉ chọn những mục cần thiết, có thể sử dụng tối đa hiệu suất:

  • Quay phim chụp ảnh chỉ cần gói cơ bản (5 – 7 triệu đồng), không cần phóng sự cưới tốn kém.
  • Thuê váy cưới, áo dài nên chọn combo gọn nhẹ (3 – 5 triệu đồng) thay vì may riêng hay thuê riêng từng bộ.
  • Trang trí lễ gia tiên có thể thuê bộ hoa lụa đơn giản (1,5 – 3 triệu đồng), không cần trang trí hoa tươi đắt đỏ.
  • Xe đón dâu có thể thuê xe 4 chỗ hoặc 7 chỗ phổ thông (3 – 5 triệu đồng), không cần thuê xe sang.

Chọn thời điểm tổ chức đám cưới phù hợp

Thời điểm tổ chức lễ cưới cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí. Ở quê, nếu cưới đúng mùa cao điểm (sau Tết, mùa cưới tháng 8–12 âm lịch), giá cả dịch vụ như thuê rạp, nấu ăn, trang trí, chụp hình đều tăng mạnh, thậm chí còn bị “cháy” lịch. Vì vậy, nếu có thể linh hoạt, bạn nên chọn cưới vào những tháng ít cao điểm hơn như tháng 2–4 âm lịch. Khi đó, không chỉ giá rẻ hơn mà còn dễ dàng thương lượng chi tiết gói dịch vụ, đảm bảo chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn.

Làm đám cưới ở quê không nhất thiết phải tốn kém hay theo trào lưu “cưới cho bằng bạn bằng bè”. Với một kế hoạch tài chính thông minh và những mẹo nhỏ trên, bạn hoàn toàn có thể chi trả chi phí cho một đám cưới ở quê ấm cúng, đẹp đẽ và đáng nhớ mà vẫn tiết kiệm đáng kể chi phí. Điều quan trọng nhất trong ngày cưới không phải sự xa hoa, mà là niềm vui, sự chúc phúc và những kỷ niệm trọn vẹn bên gia đình, bạn bè thân yêu. Bemiie chúc bạn thành công và hạnh phúc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Con gái đeo nhẫn ngón giữa tay trái thể hiện ý nghĩa gì?
Con gái đeo nhẫn ngón giữa tay trái thể hiện ý nghĩa gì?
Thế giới trang sức ngoài việc tăng tính thẩm mỹ còn đem lại giá trị tinh thần về phong thủy, mỗi vị trí đeo nhẫn...
Khám phá ngay >>
Đá Moissanite bao nhiêu tiền? Phân biệt với kim cương
Đá Moissanite bao nhiêu tiền? Phân biệt với kim cương
Đá Moissanite ngày càng được phái đẹp ưa thích, chế tác trang sức có vẻ đẹp lấp lánh lung linh không thua gì kim cương...
Khám phá ngay >>
Vàng 610 là gì? Giá vàng 610 bao nhiêu 1 chỉ?
Vàng 610 là gì? Giá vàng 610 bao nhiêu 1 chỉ?
Trong thị trường vàng bạc trang sức hiện nay, có rất nhiều loại vàng khác nhau từ 24K, vàng 18K cho tới vàng 10K. Một...
Khám phá ngay >>
Vàng hồng là gì? Điểm vượt trội so với chất liệu khác
Vàng hồng là gì? Điểm vượt trội so với chất liệu khác
Vàng hồng được ưa chuộng với màu sắc nhẹ nhàng, ấm áp, được rất nhiều quý cô lựa chọn cho món trang sức yêu quý...
Khám phá ngay >>
Đeo nhẫn ngón nào may mắn? Bí quyết thu hút tài lộc dồi dào
Đeo nhẫn ngón nào may mắn? Bí quyết thu hút tài lộc dồi dào
Nhiều người đeo nhẫn thường chỉ vì thói quen hoặc sở thích của cá nhân, ít ai biết rằng mỗi ngón tay đeo nhẫn đều...
Khám phá ngay >>
Giải mã: Tặng giày cho người yêu là chia tay có đúng không?
Giải mã: Tặng giày cho người yêu là chia tay có đúng không?
Trong tình yêu, hành động tặng quà giúp thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến đối phương. Tuy nhiên có một số quà...
Khám phá ngay >>
Đám hỏi có trao nhẫn không? Khác gì so với đám cưới
Đám hỏi có trao nhẫn không? Khác gì so với đám cưới
Đám hỏi, hay còn gọi là lễ ăn hỏi sẽ diễn ra trong các nghi thức tổ chức thành hôn của cặp đôi. Đây là...
Khám phá ngay >>
Đám cưới nhà trai gọi là gì? Sự khác nhau giữa các tên gọi
Đám cưới nhà trai gọi là gì? Sự khác nhau giữa các tên gọi
Cùng là tham dự đám cưới nhưng có thể bạn đã gặp rất nhiều tên gọi khác nhau: lễ thành hôn, lễ vu quy, lễ...
Khám phá ngay >>