Đám hỏi và đám cưới đều là các buổi lễ có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa người Việt. Thời điểm tổ chức các buổi lễ chính cần được sắp xếp phù hợp giúp đám cưới suôn sẻ thuận lợi cho 2 bên gia đình. Vậy tổ chức đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu là hợp lý, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để ngày chung đôi vẹn tròn hạnh phúc.
Sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới
Đám hỏi và đám cưới đều là những sự kiện trọng đại, quan trọng của văn hóa cưới xin Việt Nam và là dấu mốc hôn nhân của cặp đôi. Dù khá quan trọng, nhưng khá ít người hiểu rõ ý nghĩa của 2 buổi lễ này để tổ chức sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa và đặc điểm của từng gia đình.
Đều là 2 sự kiện quan trọng nhưng đám hỏi và đám cưới có ý nghĩa và quy mô, cách thực hiện khác nhau:
Đám hỏi | Đám cưới | |
Ý nghĩa | Nghi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả của gia đình 2 bên. Đây cũng là thời điểm mà 2 họ nhà trai và nhà gái gặp mặt, làm quen.
Sau buổi lễ ăn hỏi/ đính hôn, cô gái cũng chính thức là vợ chưa cưới của chàng trai. |
Nghi lễ đánh dấu chính thức 2 người là vợ chồng có sự chứng nhận của xã hội.
Buổi lễ thành hôn công khai nhằm thông báo tới tất cả mọi người như: Người thân, bạn bè và hàng xóm xung quanh. |
Thời điểm tổ chức | Trước khi tổ chức đám cưới. | Buổi lễ quan trọng cuối cùng của việc cưới xin. |
Quy mô | Quy mô nhỏ hơn đám cưới, thường có sự góp mặt của người thân 2 họ và bạn bè thân thiết. | Quy mô thường lớn công bố cho bà con láng riêng, có sự góp mặt của nhiều người: Người thân, bạn bè ở phạm vi rộng hơn. |
Nghi thức | Nhà trai mang sính lễ sang hỏi cưới nhà gái.
Cặp đôi trao nhẫn đính hôn. Tiệc cưới đơn giản ấm cúng giữa 2 bên. |
Lễ rước dâu được tổ chức tại nhà gái.
Lễ thành hôn tổ chức tại nhà trai. Nghi thức gia vốn, trao nhẫn cưới giữa cô dâu – chú rể, trao quà của 2 bên nội – ngoại, bạn bè người thân và nhiều tiết mục văn nghệ hay trò chơi. |

Những nghi thức như lễ ăn hỏi, lễ cưới được tổ chức chỉn chu, thể hiện sự tôn trọng giữa 2 bên gia đình và mối quan hệ của cặp đôi. Nên việc chọn ngày làm đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu cần có sự lựa chọn cẩn thận, đảm bảo sự đồng thuận của cả 2 bên.
Đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu là phù hợp?
Thời điểm làm đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu là phù hợp? Liệu có nên gộp chung đám hỏi và đám cưới cùng ngày được không? Vì nhiều lý do và hoàn cảnh của các gia đình sẽ khác nhau, khiến các cặp đôi lo lắng việc tổ chức chung liệu có phù hợp.
Đám hỏi nên cách đám cưới bao lâu theo tục lệ?
Theo phong tục truyền thống, đám hỏi và đám cưới thường sẽ tổ chức cách nhau từ 1-3 tháng. Tùy theo văn hóa từng vùng miền, đặc điểm của từng gia đình mà 2 buổi lễ sẽ được tổ chức phù hợp, thuận lợi cho cả 2 bên và sự đồng thuận của cô dâu chú rể.
Ở nhiều vùng miền, đám hỏi có thể tổ chức trước ngày cưới chính một vài ngày. Thời điểm giữa đám hỏi và đám cưới sẽ giúp 2 bên gia đình có sự chuẩn bị cho lễ cưới.

Tổ chức đám hỏi và đám cưới cùng ngày có sao không?
Bên cạnh nhiều câu hỏi về việc đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu để sắp xếp thời gian chuẩn bị, nhiều gia đình mong muốn tổ chức chung 1 ngày để thuận tiện về địa điểm, thời gian và công việc của gia đình bạn bè.
Vấn đề này không quá ảnh hưởng đến văn hóa, phong tục hay ý nghĩa của buổi lễ, còn có nhiều lợi ích như:
- Tiết kiệm thời gian so với cách tổ chức truyền thống kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày.
- Tiết kiệm chi phí so với việc tổ chức lễ riêng lẻ như thuê nhà hàng, đặt bàn, trang trí buổi lễ.
- Thuận tiện cho khách mời không mất nhiều công đi lại, hạn chế ảnh hưởng đến công việc.
- Tổ chức chung giúp giảm căng thẳng cho cô dâu chú rể hay 2 bên gia đình, khi tất cả các nghi thức được chuẩn bị cho 1 ngày. Việc kéo dài thời gian với nhiều nghi thức thường gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, việc tổ chức đám hỏi và đám cưới gộp chung cũng có nhiều hạn chế mà cô dâu chú rể cần cân nhắc:
- Tham gia nhiều nghi lễ gộp chung trong một ngày có thể khiến cô dâu, chú rể và phụ huynh mệt mỏi, dẫn đến sự cố, thiếu sót nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng hay có người hỗ trợ.
- Thời gian tổ chức chung thường khá nhanh, rút ngắn một vài khâu, nên khó tận hưởng được hết các khoảnh khắc quan trọng trong lễ cưới.
- Với một số khách mời sẽ mệt mỏi khi tham gia buổi lễ từ sớm, đặc biệt với trẻ nhỏ, người lớn tuổi trong gia đình.
Việc tổ chức chung 2 nghi thức đám hỏi và đám cưới có thể được thực hiện nếu gia đình không có nhiều thời gian, gia đình ở xa nhau muốn tiết kiệm chi phí, các cặp đôi muốn đơn giản hóa các thủ tục đám cưới.
Cách lựa chọn thời điểm tổ chức đám hỏi và đám cưới phù hợp
Lựa chọn thời điểm phù hợp để tổ chức đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu là rất quan trọng, giúp lễ cưới của cặp đôi diễn ra thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của cả 2 bên gia đình.
Chọn thời điểm tổ chức đám hỏi, đám cưới cần dựa trên các yếu tố sau để đánh giá:
- Xem ngày đẹp theo tuổi của vợ chồng để tổ chức đám hỏi, đám cưới. Vấn đề phong thủy tâm linh cũng khá quan trọng, giúp các cặp đôi và người lớn tuổi an tâm hơn.
- Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương mà chọn ngày đám hỏi trước đám cưới bao lâu. Nếu phụ huynh không quá đặt nặng vấn đề nghi lễ phải tổ chức riêng thì có thể làm đám hỏi và rước dâu chung 1 ngày.
- Tùy theo khoảng cách vị trí của 2 gia đình, nếu quá xa thì có thể gộp chung để hạn chế việc đi lại cực nhọc.
- Tùy theo ngân sách tổ chức đám cưới mà cặp đôi cân nhắc chọn ngày tổ chức chung hoặc riêng, sao cho đám cưới đầy đủ các nghi thức mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Thực tế, thời điểm tổ chức đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhu cầu của từng gia đình. Hy vọng với những chia sẻ của Bemiie, các cặp đôi có thể lên kế hoạch kỹ lưỡng từ sớm để chọn ngày làm lễ, chuẩn bị cho các nghi thức một cách chỉn chu. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc.